Thứ Năm, 22 tháng 1, 2009

Chúc mừng năm mới Kỷ Sửu


Nhân dịp đón Xuân Kỷ Sửu, Công ty Cổ Phần Thương Mại Hoàng Lam kính chúc Quý Khách Hàng

AN KHANG THỊNH VƯỢNG

VẠN SỰ NHƯ Ý

may mắn, hạnh phúc và thành công sẽ đến thật nhiều.

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

Gạch tuynel Quốc Toàn giá đặc biệt

Công ty CP thương mại Hoàng Lam áp dụng giá đặc biệt đối với sản phẩm gạch tuynel Quốc Toàn cho Quí khách hàng đặt hàng trong tháng 01 và 02/2009.


Gạch tuynel Quốc Toàn là sản phẩm chất lượng cao và ổn định được nung bằng lò tuynel chạy bằng nhiên liệu dầu. Bề mặt viên gạch láng mịn, màu sắc đẹp, chất lượng cao. Theo đánh giá của chúng tôi, sản phẩm gạch tuynel Quốc Toàn thuộc nhóm gạch tuynel chất lượng cao nhất ở thị trường phía Nam.

Quí khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Công ty cổ phần thương mại Hoàng Lam
154/18/29 TCH10, phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
ĐT: 08.38 916 917 - Fax: 08.54 470 752 - Email: hoanglamcorp@vnn.vn
DĐ: 0987 959595 - 0918 474734 (anh Hiếu) - 090 841 9002 (chị Hà)

-------------------------------------------------------------------------------------

Từ khóa: gạch tuynel, Đồng Nai, Quốc Toàn, Bảo Lộc, Tám Quỳnh, Miền Đông, Long Thành, Hà Tiên, Holcim, Sao Mai, La Villa, FICO, Nghi Sơn, Cẩm Phả, thép, thép xây dựng, Vina Kyoei, Pomina, Miền Nam, gạch, ngói, DIC, CPAC Monier, giá, báo giá, báo giá thép xây dựng.

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2009

Được hỗ trợ tiêu thụ, thép vẫn tăng giá

10:41' 15/01/2009 (GMT+7)

- Giá thép vừa qua đã "cộng dồn" hai lần, lên gần 1,1 triệu đồng/tấn nhưng thay vì giảm giá, Hiệp hội Thép lại kiến nghị Nhà nước tăng thuế nhập khẩu để bảo hộ trước sự cạnh tranh của thép ngoại giá rẻ.

Giá thép trong nước đang cao hơn giá thép ngoại khoảng 2-2,5 triệu đồng/tấn. Ảnh: VNN

Trước tình hình tiêu thụ hàng hóa trong nước phục hồi chậm, Chính phủ đã quyết định sẽ hỗ trợ tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng trong đó có phôi thép.

Tuy nhiên, với ngành thép, sự hỗ trợ đó dường như chưa đủ. Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) lại vừa kiến nghị Bộ Công Thương và Bộ Tài chính tăng thuế nhập khẩu thép ống từ 5% lên 10% và tôn mạ crome, mạ thép từ 7% lên 12% nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.

Theo VSA, kiến nghị này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước trước thép Trung Quốc, nhất là với các mặt hàng như thép cuộn, tôn mạ crome, mạ thép… Sở dĩ thép Trung Quốc trở nên cạnh tranh về giá vì cách đây một tháng, nước này đã bãi bỏ thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng thép ống, tôn mạ từ 15% xuống còn 0%.

Không chỉ hạ giá, thép Trung Quốc còn vào Việt Nam với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn như thưởng 1% nếu giá trị lô hàng trên 250.000 NDT. Kết quả, giá thép Trung Quốc chào bán vào Việt Nam chỉ còn khoảng 10,9 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, giá thép nội bán lẻ trên thị trường đã dao động từ 13,3-13,5 triệu đồng/tấn.

Mức giá cao vượt trội này có nguyên nhân “cộng dồn” giá ngay trong mấy ngày đầu năm 2009. Lần cộng thứ nhất là tăng thuế VAT từ 5% lên 10%. Tính ra, nguời tiêu dùng phải trả thêm 587.000 đồng/tấn thép.

TIN LIÊN QUAN

Thứ hai, bản thân các doanh nghiệp thép trong nước đã tăng thêm 500.000 đồng/tấn.

Như vậy, tổng cộng người tiêu dùng phải trả thêm cho thép nội gần 1,1 triệu đồng/tấn, vào khoảng 13,5 triệu đồng/tấn, cao hơn 2- 2,5 triệu đồng so với thép Trung Quốc.

Rõ ràng, ngành thép nội địa đã không quan tâm đến lợi ích người tiêu dùng cũng như thực tế đang diễn ra là sức mua đang giảm dần.

Chưa kể, mặt hàng này đã được đưa vào danh sách sẽ được Chính phủ hỗ trợ tiêu thụ trong thời gian tới với các chương trình kích cầu đầu tư vào các dự án, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở xã hội.

  • Phan Hùng
Nguồn: Vietnamnet

Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2009

Ngày 10/01/2009: Thép giảm giá khoảng 500 đồng/kg

Tổng Công ty thép Việt Nam vừa công bố mức giá thép Miền Nam áp dụng từ ngày 10/01/2009, theo đó mức giá được điều chỉnh giảm so với mức giá công bố ngày 31/12/2009 là 500 đồng/kg (chưa bao gồm thuế GTGT).

Thép Pomina cũng công bố giảm so với mức giá công bố ngày 02/01/2009 là 460 đồng/kg (chưa bao gồm thuế GTGT).

Thép Vina Kyoei cũng công bố giảm giá so với đợt tăng cách đó 5 ngày, mức giảm giá của thép cuộn và thép cây tương ứng là 500 đồng/kg và 550 đồng/kg (chưa bao gồm thuế GTGT).

Mức giá mới công bố như sau:



Thép Miền Nam Thép Pomina Thép Vina Kyoei
Thép cuộn 6 11,100
11,140
11,240








Thép cuộn 8 11,000
11,140
11,100








Thép cây vằn D10 11,310
11,340
11,360








Thép cây vằn D12-32 11,160
11,200
11,210


Giá chưa bao gồm thuế GTGT (10%)

*** Thép cây vằn Miền Nam, Vina Kyoei: SD295
*** Thép cây vằn Pomina: SD390

Các dự án thép đang bị đầu cơ

“Tôi nhận thấy đa số những DN nước ngoài, đầu tư vào những “siêu dự án” chẳng phải là những tên tuổi lớn trong làng luyện kim thế giới. Nhiều trường hợp, họ tranh thủ đầu cơ dự án là chính rồi tìm cách bán lại cho nhà đầu tư khác” – ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam nói như vậy trong cuộc trò chuyện với VietNamNet.

Ông Phạm Chí Cường: "Ngành thép hiện nay như là đúc nồi xong mà không có gạo đến nấu"- Ảnh: Phan Hùng

Đúc nồi nhưng không có gạo để nấu

- Là Chủ tịch Hiệp hội Thép, ông đánh giá thế nào về sự bùng nổ 32 dự án thép ngoài quy hoạch? Phải chăng hiện tượng này xuất phát từ thực tế đòi hỏi?

- Theo tôi đến năm 2020 chỉ cần 2 khu liên hợp thép, mỗi khu có công suất 5-7 triệu tấn là vừa so với nhu cầu của thép của Việt Nam. Mức này cũng khớp với tăng trưởng kinh tế - “lực kéo” tăng trưởng thép.

Nhưng năm 2007 “tự dưng” nhu cầu thép tăng vọt lên 42%. Cuối năm 2008 mới “vỡ” ra rằng, đây chỉ là tăng trưởng “ảo” do giới đầu cơ nhập thép về lưu kho, chứ thép có đến được công trình đâu. Bằng chứng là khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp đã tái xuất gần 2 triệu tấn. Như vậy đó chỉ là nhu cầu ảo, bùng nổ ảo vì thực lực ngành thép không thể bùng nổ như vậy được.

- Vậy thực lực ngành thép Việt Nam dưới con mắt chuyên gia luyện kim lâu năm đồng thời là nhà quản lý hiện lên như thế nào?

- Ở góc độ chuyên môn tôi thấy có 3 vấn đề nổi cộm: nguyên liệu, công nghệ và quy mô đầu tư. Để có một nhà máy, trữ lượng quặng cần phải đủ cung cấp ít nhất cho 20-30 năm. Vì đặc thù nhà máy thép là thiết bị đã chạy thì phải chạy liên tục 20-30 năm, nếu nghỉ cũng chỉ trong thời gian rất ngắn vì nghỉ lâu khi khôi phục lại rất khó khăn, thậm chí hỏng hóc. Thế nhưng tình hình bây giờ là hễ địa phương nào có mỏ, dù rất nhỏ, mới thăm dò sơ bộ, trữ lượng hoàn toàn chưa đủ độ tin cậy là đã kêu gọi đầu tư. Nhiều trường hợp xây nhà máy xong được một vài năm đã không có quặng mà làm.

Có địa phương nói là thiếu sẽ mua quặng trôi nổi trên thị trường vì mỗi năm Việt Nam xuất sang Trung Quốc mấy triệu tấn quặng. Nhưng sao có thể ăn đong như thế mãi? Mà quặng cũng phải tùy loại, chất lượng… Rồi thì than cốc để luyện thép ta cũng không có mà đi mua lại không hề đơn giản và chắc chắn nguồn cung. Do đó, đã làm phải đảm bảo có nguyên liệu. Nếu không như việc đúc xong một cái nồi mà không có gạo để nấu vậy.

Thứ hai là thiết bị công nghệ. Đầu tư trong nước chủ yếu quy mô nhỏ, ví dụ lò cao chỉ hơn 200m3 trong khi các nước mấy nghìn khối. Mà lò lớn mới đầu tư được thiết bị bảo vệ môi trường cho tương xứng quy mô còn lò nhỏ vậy chỉ có thể mua của Trung Quốc – loại chính họ đã cấm lâu rồi. Thiết bị vừa lạc hậu vừa không đảm bảo về môi trường, quy mô lại nhỏ thì tính cạnh tranh gần như không có.

Cuối cùng là quy mô đầu tư manh mún. Tôi biết có những doanh nghiệp nhỏ thôi, vốn ít nhưng lại đầu tư làm thép đến 3-4 nơi. Quy mô nhỏ, tiềm lực mỏng yếu lại còn phân tán, manh mún và thiếu bền vững như vậy thì hiệu quả sẽ thấp và chắc chắn sẽ chết khi những liên hợp thép lớn vào Việt Nam.

- Những bất cập như ông vừa phân tích chắc hẳn các địa phương không phải không biết nhưng kết quả rà soát vẫn cho thấy có tới 32 dự án vỡ quy hoạch. Tại sao khó khăn thế mà họ vẫn lao vào, thưa ông?

- Do Chính phủ đã phân quyền cho địa phương nên các địa phương hoàn toàn tự quyết và kêu gọi, hứa hẹn ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp. Sự nhiệt tình của địa phương vì họ thiếu hiểu biết chuyên môn sâu về lĩnh vực này nhưng lại có ham muốn xây dựng nhà máy thép ở tỉnh mình. Như Bắc Kạn, cho rằng mình có mỏ, đã xây nhà máy xong mà không chạy được, đắp chiếu 5 năm nay.

TIN LIÊN QUAN
Doanh nghiệp cũng vậy. Nhiều doanh nghiệp đi đầu tư nhưng không lường hết được lĩnh vực mình định đầu tư. Có ông đi đầu tư làm thép ở Phú Thọ thì tôi chịu, không hiểu ông ấy sẽ mua quặng ở đâu để làm. Những đầu tư dạng này thiếu bền vững sẽ rất khó khăn khi hội nhập sâu vì tính kinh tế và hiệu quả rất thấp.

- Có phải sự thiếu hiểu biết đó đã làm “vỡ” quy hoạch ngành thép như Bộ Công Thương nhận định?

- Đúng là không đâu như đất nước này, nhà máy thép trải khắp từ Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ đến Hà Tĩnh… Đầu tư vụn vặt, có khác gì Trung Quốc thời kỳ toàn dân làm gang thép. Trong khi gang thép là công nghiệp có ô nhiễm, phải dồn lại để xử lý nước, khí… xa khu dân cư ra.

Tính hợp lý của việc phân bố là chưa có. Quy hoạch đã bị phá vỡ hết. Tôi biết không cứ quy hoạch là phải theo nhưng cũng nên theo khung định hướng vì thép không tăng trưởng một mình mà kéo theo cầu cảng, điện nước, đất đai… Làm sao đáp ứng được với tốc độ bùng nổ thế.

Rồi cung vượt cầu. Mấy năm qua mới có vài phần trong mấy chục dự án đi vào hoạt động mà công suất cán thép xây dựng, thép ống, tráng tôn mạ kẽm... đều đã gấp đôi nhu cầu. Cạnh tranh khiến các nhà máy chỉ vận hành được có 50-60% công suất. Vậy làm sao mà có hiệu quả kinh tế? Nhất là nếu tất cả các dự án thành hiện thực.

- Nhưng các dự án không chỉ tính toán cho thị trường nội địa mà còn tính đến xuất khẩu, thưa ông?

- Lúc cấp phép tôi phản đối, họ lấy lý do là họ hứa xuất khẩu đến 60-80% công suất. Nhưng họ có xuất được đâu. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… đã chia thị phần cả rồi, chen chân vào đâu có dễ. Cuối cùng lại cũng chỉ chen chân trong nước – một thị trường tuy có nhu cầu nhưng còn nhỏ, mỗi năm chỉ tăng 10-15%, không thể tăng đột biến. Vậy hà cớ gì mà cấp ngoài quy hoạch đến mấy chục công trình.

Không quy hoạch riêng vùng sản xuất thép, khu dân cư ô nhiễm nặng nề - Ảnh Báo Ảnh Việt Nam.

FDI: chạy dự án để… bán

- Không chỉ trong nước, các siêu dự án thép của các tập đoàn nước ngoài cũng đổ vào Việt Nam khá dày trong 2 năm qua. Theo ông, họ tìm kiếm gì ở thị trường quy mô và nhu cầu còn bé nhỏ như Việt Nam?

- Qua theo dõi việc triển khai dự án, tôi thấy đa số các nhà đầu tư nước ngoài vào VN thời gian qua với mục đích “đầu cơ dự án” là chủ yếu.

Thể hiện trước hết ở chính bản thân họ. Xin cấp phép đầu tư những siêu dự án thép nhưng nhiều nhà đầu tư không hề tương xứng với độ “siêu” đó cả ở thương hiệu, chuyên môn sâu, vốn và tiềm lực.

Điển hình nhất là Nhà máy Liên hợp thép Tycoon – E.United ở Dung Quất (Quảng Ngãi). Nhà máy này được cấp phép đầu tư năm 2006, ban đầu là liên doanh giữa Tycoon (Đài Loan) và Jinnan (Trung Quốc), công suất 5 triệu tấn/năm và tổng đầu tư công bố hơn 1 tỷ USD.

Với suất đầu tư quá nhỏ cho 1 tấn công suất đã gây nghi ngờ về tính hiện thực của dự án. Sau một thời gian, Công ty Jinnan rút khỏi dự án và thay vào đó là E.United (Đài Loan) với 90% và đưa tổng mức đầu tư cho liên hợp lên trên 3 tỷ USD.

Như vậy Tycoon rõ ràng là một “anh” môi giới đầu tư vì ở Đài Loan, Tycoon cũng chỉ là một doanh nghiệp nhỏ, hoàn toàn không đủ năng lực tài chính và công nghệ để làm khu liên hợp thép.

Tương tự như vậy, chủ dự án trước của dự án thép Dung Quất, Sunco thậm chí còn bé nhỏ và ít vốn hơn. Lúc đầu Sunco làm mọi thủ tục xin giấy phép, được rồi thì bán lại cho Formosa vốn chỉ chuyên làm plastic 95%.

Cuối cùng các doanh nghiệp FDI này cũng chỉ là chân gỗ đi môi giới đầu tư. Người xin cấp phép không làm, người được làm không phải chuyên về luyện kim. Vậy cuối cùng ai sẽ làm luyện kim cho VN?

- Theo ông tại sao các doanh nghiệp FDI có thể dễ dàng thực hiện được hành vi đầu cơ dự án như thế?

- Đó là bởi việc cấp phép không theo quy định nào cả. Quy hoạch không ra đâu vào đâu, quy hoạch rối. Cấp giấy phép đầu tư mà không lấy ý kiến các chuyên gia và nhà khoa học.

Kinh nghiệm cho thấy việc chấp nhận đối tác có phần dễ dãi, dẫn đến dự án kéo dài không thực hiện được, vì đối tác không có khả năng tài chính, công nghệ, cuối cùng sau một thời gian phải đổi đối tác…

Điều này khó có thể khẳng định sẽ không xảy ra đối với những dự án lớn trong tương lai.

Rồi Nhà máy Liên hợp thép Formosa – Sunco ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) cũng “vướng” khi ở khu vực này có duy nhất mỏ sắt Thạch Khê nhưng có tới 3 khu liên hợp “xếp hàng”: Formosa, Vinacoalmin, Tata… Vì vậy, theo tôi phải giám sát chặt chẽ việc thực thi và kiên quyết rút giấy phép những dự án không có năng lực triển khai.

- Xin cám ơn ông.

  • Phan Hùng (thực hiện)
    Bài 4: Đừng mắc bẫy công nghệ bẩn
Nguồn: Vietnamnet

Phá vỡ quy hoạch thép: Bài học cũ, “nạn nhân” mới

- Câu chuyện của ngành thép không làm ngạc nhiên nhiều người bởi có vẻ như nó chỉ “nối dài” danh sách trào lưu “làm công nghiệp” theo cảm tính và mong muốn chủ quan của các địa phương. Những mía đường, xi măng lò đứng, đánh bắt xa bờ… là bài học cũ nhưng sẽ vẫn rất thời sự nếu không có sự điều chỉnh kịp thời của Chính phủ với ngành thép.

Hậu quả từ công nghệ Trung Quốc quá đát

Các chuyên gia cảnh báo, hậu quả từ “bài học thép” sẽ đắt giá hơn rất nhiều vì có nguy cơ biến Việt Nam sẽ trở thành bãi rác của thế giới và ô nhiễm môi trường nhiều thế hệ. Thực tế, công nghệ mà các dự án dưới 1.500 tỷ đồng thực hiện hầu hết đều nhập từ Trung Quốc.

Đáng nói là những thiết bị này đã bị chính Trung Quốc cấm lưu hành vì kém hiệu quả và đặc biệt gây ô nhiễm. Vậy mà các địa phương của Việt Nam lại đang đua nhau “hứng” những thiết bị có “công nghệ bẩn” về tỉnh mình. Bài học Vedan vẫn còn rất mới, liệu Việt Nam có muốn thêm vài Vedan nữa?
Quy trình cán thép - Nguồn ảnh: Vinashin.

Chưa kể, thép là ngành đòi hỏi rất lớn về năng lượng, hạ tầng (như đất đai, nước, giao thông…). Báo cáo kiểm tra của Bộ Công Thương cho biết, các tỉnh có số lượng dự án thép lớn và nhiều như Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng hạ tầng kỹ thuật từ điện, nước, giao thông đến quỹ đất… cho các dự án thép.

Đặc biệt, vấn đề năng lượng, có ý kiến cho rằng sở dĩ ngành thép được đầu tư ồ ạt vì các nhà đầu tư muốn tranh thủ giá điện vẫn phần nào được bao cấp của Việt Nam. Trong một phát biểu, bà Phạm Chi Lan - nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ - đã đặt câu hỏi liệu ngành điện có đáp ứng được hay lại bắt người dân và cả nền kinh tế gồng mình gánh vác?

Nhưng thực tế tình trạng căng thẳng về điện năm 2008 đã cho thấy việc sử dụng công nghệ luyện thép bằng lò điện hồ quang, lò điện trung tần sẽ gặp nhiều thách thức.

Dĩ nhiên, với những dự án “công nghệ quá đát củaTrung Quốc” thì chẳng thể kỳ vọng nhiều ở lợi ích “chuyển giao công nghệ tiên tiến”. Thực tế, các nhà đầu tư thép - kể cả chủ những dự án liên hợp lớn cũng không phải là những nhà luyện kim có uy tín và kinh nghiệm trên thế giới, thậm chí có tập đoàn không chứng minh được năng lực tài chính hùng mạnh.

Bởi vậy theo Bộ Công Thương, sau 2 năm “tăng trưởng nóng” dự án, ngành thép đã lộ rõ những nhược điểm như: thiếu tính bền vững, chậm khắc phục căn bản tình trạng mất cân đối giữa sản xuất thượng nguồn với hạ nguồn.

Cũng theo Bộ này, hiện tại, tổng công suất cán thép xây dựng vẫn vượt 2 lần công suất luyện, 80% sản lượng phối thép hiện nay được sản xuất từ thép phế liệu. Ngành thép vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu do vậy, sản xuất thường bị động và chịu nhiều thiệt hại khi giá cả thị trường biến động.

Công suất các loại sản phẩm thép (phôi thép, thép thành phẩm) của các dự án vượt xa nhu cầu dự kiến trong quy hoạch (năm 2015 dự báo nhu cầu khoảng 15 triệu tấn; 2020 vào khoảng 20 triệu tấn), việc cạnh tranh thị trường thép nội địa và xuất khẩu sẽ rất gay gắt. Việc dư thừa công suất sản phẩm kéo dài, dẫn đến việc sử dụng công suất cán thép đạt khoảng 60-70%, trình độ công nghệ ở mức trung bình, tiêu hao nguyên vật liệu cao, khả năng cạnh tranh thấp dẫn đến khối lượng xuất khẩu hạn chế.

Tạm dừng đầu tư dự án thép

Với những hậu quả nhãn tiền trên, tại báo cáo công tác kiểm tra, rà soát công tác quy hoạch ngành thép, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấn chỉnh công tác cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép tại địa phương, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của cả Luật Đầu tư lẫn Luật Xây dựng.

Chủ trương phân cấp quyền cấp giấy phép đầu tư của Chính phủ cho các địa phương là đúng đắn, có tác dụng tăng tính năng động của địa phương, rút ngắn thời gian cấp phép cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc cấp phép tràn lan, phá vỡ tổng thể quy hoạch ngành của Chính phủ, kéo theo việc phá vỡ những tổng thể khác như cân đối nguồn cung cấp năng lượng, nguyên liệu và thị trường.

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị Chính phủ phải rà soát và rút giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án không triển khai theo tiến độ cam kết với những dự án đã cấp phép.

Còn với những dự án đang chờ duyệt, ngoại trừ những dự án sản xuất thép tại địa bàn kinh tế xã hội khó khăn (miền núi, miền Trung, Tây Nguyên) và các dự án sản xuất thép chất lượng cao như ống thép không hàn, thép hình lớn, thép hợp kim, Bộ Công Thương đều đề nghị Chính phủ tạm dừng việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hiện phần lớn các dự án vẫn chưa đi vào thực hiện được bao nhiêu. Nếu việc tạm dừng cấp phép đầu tư được thông qua sẽ là một cú “phanh” cần thiết trước khi bài học cũ lại lặp lại.
  • Phan Hùng

Bài 3: Các dự án thép đang bị đầu cơ

Nguồn: Vietnamnet

Ngành thép đang vỡ kế hoạch

- Chỉ trong vòng 2 năm trở lại đây, ngành thép đã chứng kiến sự bùng nổ của những “siêu dự án”. Ngoài 23 dự án được cấp phép, đã có tới 32 dự án ngoài quy hoạch liên tục “mọc lên” ở các địa phương. Với tốc độ “vỡ kế hoạch” như vậy, dường như ngành thép đang lặp lại bài học đắt giá của những “mía đường”, “xi măng lò đứng”…

“Ngoài” nhiều hơn “trong”

Hai năm liên tiếp 2007-2008, ngành thép thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn của cả trong và ngoài nước, trong đó có những dự án lên tới hàng tỷ USD như dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê ở Hà Tĩnh, dự án thép Cà Ná ở Ninh Thuận... Không chỉ lớn về quy mô, ngành thép còn có sự bùng nổ về tốc độ khi có tới 32 dự án ngoài quy hoạch được cấp phép.

Kết quả kiểm tra quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007-2015 của Bộ Công thương cách đây 2 tuần cũng cho thấy, dọc Việt Nam đâu đâu cũng mọc lên các dự án thép. Tập trung nhiều nhất ở miền Bắc, từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh đến Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu… Nhiều nhất là Bà Rịa – Vũng Tàu với 7 dự án, Hải Phòng : 5 dự án, Hải Dương: 4 dự án, Hà Tĩnh: 3 dự án...
Theo Bộ Công thương đã có 32 dự án ngoài quy hoạch
TIN LIÊN QUAN
Với 32 dự án ngoài quy hoạch, Tiến sĩ Phan Đăng Tuất, Viện trưởng Viện Chiến lược công nghiệp cho rằng công suất có thể lên đến… 60 triệu tấn. Trong khi quy hoạch ngành thép đã được Thủ tướng phê duyệt chỉ dự báo đến năm 2010 đạt khoảng 10-11 triệu tấn, năm 2025 khoảng 24-25 triệu tấn.

Như vậy, với công suất dư thừa, Việt Nam chắc chắn sẽ phải xuất khẩu thép. Tuy nhiên, chen chân vào thị trường xuất khẩu không hề dễ như các chủ đầu tư hứa hẹn, khi mà Việt Nam ở ngay sát các “nguồn cung” thép khổng lồ là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Dễ hiểu vì sao, ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam có lý do để lo ngại “chỉ vài năm tới, ngành thép sẽ phải đối mặt với một cuộc đại khủng hoảng thừa”.

Nhưng tại sao lại có sự bùng nổ ngoài quy hoạch này?

Bộ Công thương lý giải do dự báo nhu cầu tiêu thụ thép cũng như giá thép trong nước tăng nhanh đã trở thành “lực hút” các dự án đầu tư đổ vào ngành thép. Nhưng nguyên nhân chính được Bộ thừa nhận dẫn đến việc vỡ quy hoạch lại nằm ở chính…cơ chế chính sách Nhà nước.

Đó là Luật Đầu tư mới, cho phép phân cấp về địa phương theo đó địa phương được quyền quyết định với các dự án luyện kim có vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ (nhóm B). Kể từ khi luật này có hiệu lực, các địa phương có vẻ đã vận dụng rất “xuất sắc”. Kết quả, chỉ trong thời gian ngắn những dự án ngoài quy hoạch đã ồ ạt được cấp phép ở khắp mọi nơi.

Tính đến nay số dự án “vỡ kế hoạch” đã bỏ xa các dự án trong quy hoạch với 32 trên 23 dự án. Trong đó có 24 dự án bị coi là vượt rào vì hoàn toàn chưa được sự chấp thuận của Chính phủ và không hề xin ý kiến của Bộ quản lý ngành (Bộ Công thương) kể cả các dự án có vốn FDI.

Địa phương vượt rào, lỗi tại… trung ương

Gọi là vượt rào vì tuy Luật Đầu tư cho phép địa phương cấp phép những dự án dưới 1.500 tỷ nhưng Luật Xây dựng lại… không cho. Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn quy định, đối với các dự án nhóm B chưa có trong quy hoạch thì trước khi lập dự án phải có ý kiến thỏa thuận của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch.

23 là số dự án trong quy hoạch. Trong đó: 17 dự án đã được triển khai với 4 dự án đi vào sản xuất; 6 dự án chưa hoặc ngừng triển khai.

32 là số dự án ngoài quy hoạch. Trong đó: 3 dự án liên hợp quy mô lớn đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư; 5 dự án quy mô vừa được Bộ Công thương có ý kiến thỏa thuận; 24 dự án quy mô vừa và nhỏ không có ý kiến cho phép của Thủ tướng hay Bộ Công thương, kể cả FDI.

Như vậy, các dự án luyện kim dù thuộc nhóm B và không có trong quy hoạch vẫn phải xin ý kiến thỏa thuận. Căn cứ theo luật này, ngoài 7 dự án “vỡ kế hoạch” đã được Thủ tướng thông qua hoặc Bộ Công thương chấp nhận, 24 dự án còn lại đều bị coi là vượt rào.

Rõ ràng địa phương vượt rào nhưng lỗi lại thuộc về… trung ương khi để tồn tại sự “vênh nhau” giữa giữa các văn bản pháp luật. Dù các dự án đầu tư đều phải chịu sự quản lý của cả hai luật, nhưng khi một luật “cho”, một luật “không cho” thì các địa phương – dựa trên lợi ích và mong muốn của mình - đã chỉ căn cứ theo luật “cho”.

Nhờ có khe hở này mà mấy năm qua, các tỉnh đã “lách” qua để cấp phép tràn lan cho những dự án thép vào địa phương mình, gây nên một trào lưu “dự án thép”.
Phong trào làm thép còn “mốt” đến mức độ đã có hiện tượng cát cứ ở một số nơi như không cho vận chuyển sản phẩm quặng sắt ra khỏi tỉnh mình gây khó khăn cho các doanh nghiệp thu mua quặng sắt.
Bộ Công thương cũng khẳng định việc yêu cầu các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến sâu tại chỗ trong khi chưa xác định chắc chắn nguồn nguyên liệu quặng sắt có nguy cơ phá vỡ quy hoạch được duyệt và gây rủi ro cho nhà đầu tư.

Kết quả thấy được là ngành thép hiện đang vỡ kế hoạch và đối diện với nhiều hệ lụy từ “cơn sốt luyện kim”.

Bài 2: Bài học cũ, “nạn nhân” mới

Phan Hùng

Nguồn: Vietnamnet